diễn đàn clb Taekwondo đh kinh tế tp.hcm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

chào mừng các bạn đến với diễn đàn clb taekwondo-ueh


You are not connected. Please login or register

cam tre e duoi....18 tuoi hehe...

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1cam tre e duoi....18 tuoi hehe... Empty cam tre e duoi....18 tuoi hehe... Wed May 19, 2010 3:04 am

vuontoivisao42


binhnhât
binhnhât

Tình yeu và nghệ thuật lắng nghe
Một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra rằng giữa hai vợ chồng bạn có một khoảng cách rất xa vời. Vợ của bạn phàn nàn rằng bạn không bao giờ lắng nghe cô ấy. Thực tế, để trở thành một người biết lắng nghe rất cần cho mối quan hệ vợ chồng, như nước và ánh sáng cần cho cây cỏ. Và một điều thú vị là bạn có thể học cách lắng nghe như những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống gia đình của bạn.
Để thuyết phục cô ấy về tình yêu và sự tận tâm của bạn, hãy chắc chắn là bạn:
Biết vào cuộc. Nếu cô ấy có điều gì đó cần được chuyện trò với bạn, hãy dẹp mọi việc của bạn sang một bên, hãy nhìn cô ấy với ánh mắt chân thành, và cho cô ấy thấy rằng bạn thực sự muốn chia sẻ cùng cô ấy. Lắng nghe một cách ân cần thực sự là hành động biểu hiện tình yêu và sự lưu tâm hoàn toàn của bạn sẽ làm cho cô ấy hiểu rằng bạn trân trọng cô ấy.
Nghe để học. Mặc dù có thể bạn không hiểu hoặc không đồng tình với tất cả những gì cô ấy nói, điều đó không thành vấn đề. Dù bạn và vợ có gần gũi đến đâu, hai người vẫn là hai cá thể riêng biệt, mỗi người có một đời sống nội tâm riêng. Khi bạn nghe với tấm lòng rộng mở, bạn sẽ có thể cảm nhận cách cô ấy nhìn thế giới, và chỗ đứng của cô ấy trong thế giới đó. Điều này sẽ làm cho bạn trở thành một đối tác cảm thông của vợ và làm cho cô ấy cẩm nhận rằng mình được chồng đón nhận và tán thưởng.
Giữ bình tĩnh khi nói chuyện. Mặc dù bạn đang dở dang công việc hoặc mải mê theo dõi một chương trình yêu thích nào đó, bạn nên tập trung vào nói chuyện với cô ấy. Đây không phải là lúc để bạn so sánh các khó khăn của bạn và của cô ấy. Đừng dại gì đưa vào câu chuyện những lời bình phẩm nóng nảy thiếu suy nghĩ. Hãy để cô ấy cảm nhận rằng cô ấy có thể nói hết mọi điều với bạn và cô ấy sẽ sẵn sàng đến đáp sự nhã nhặn của bạn vào một lức nào đó khi bạn cần.
Hãy là một trợ thủ của vợ. Cô ấy muốn kể cho bạn nghe điều cô ấy đang bận tâm, nhưng không có nghĩa là cô ấy muốn bạn nhảy vào và gỡ rối cho cô ấy. Cái cô ấy thực sự muốn là bạn quan tâm đến cô ấy một cách âu yếm và lắng nghe cảm thông. Một phụ nữ thông minh như cô ấy sẽ có thể biết cách tự mình giải quyết các khó khăn khi được bạn chia sẻ và động viên.
Chứng tỏ tính kiên nhẫn. Mục tiêu của bạn là lắng nghe cô ấy nói chứ không phải là để huy động cả kho kinh nghiệm của bạn để phân tích, đánh giá hoặc nhổ rễ các vấn đề của cô ấy. Nếu bạn có thể tổng kết hoặc trình bày lại chính xác những điều cô ấy nói theo cách mà cô ấy có thể tán thưởng thì bạn đã thành công. Cô ấy sẽ cảm thấy mình được hiểu đúng, và bạn sẽ cảm thấy bạn có thể hỗ trợ cô ấy và chứng tỏ tính kiên nhẫn của bạn khi cô ấy cần.



Biết lắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu là một trong những yếu tố có thể giúp một người lãnh đạo Công ty đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Biết lắng nghe là một nghệ thuật của nhà quản lý bởi không chỉ nghe mà còn biết cách đưa ra những câu hỏi không trùng lặp, biết kiềm chế, biết ghi nhận những thông tin quan trọng cũng như sử dụng kiến thức của mình như một vũ khí chiến lược. Kiên nhẫn, sử dụng những ngôn ngữ cử chỉ để thể hiện sự lắng nghe một cách chân thành sẽ gây ấn tượng tốt trước đối tác. Biết dừng lại đúng lúc và không ngắt lời người khác cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc giao tiếp. Vấn đề là mọi người đều muốn được lắng nghe hơn là bị bắt buộc phải nghe. Ai vận dụng điều này thì có thêm cơ hội đạt được nhiều kiến thức hơn, từ đó hướng mọi người đến những mục đích chính của mình.
Ngôn ngữ, cử chỉ khi tranh luận.
Đây là yếu tố quan trọng trong giao tiếp và trong tranh luận. Giao tiếp thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào những điều không thể nói bằng lời. Để tránh bức xúc khi không được lên tiếng, bạn có thể lắc đầu liên tục, nhìn xung quanh hoặc tránh nhìn ánh mắt của người đang nói. Lúc đó, người đang nói sẽ hiểu ra và dừng lại ngay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lời đáp cho một câu hỏi có thể khác nhau tùy từng tình huống. Các yếu tố khách quan khác như thời tiết, cách bố trí chỗ ngồi cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của người nói và người nghe, đồng thời, tác động đến hiệu quả trao đổi thông tin và giao tiếp. Do đó, bạn cần tìm mọi cách để tạo cho mọi người cảm giác thoải mái, hài lòng cao nhất khi được nghe nhằm kích thích việc trao đổi thông tin theo chiều hướng có lợi.
Nghệ thuật ghi chép
Để tránh làm phiền lòng người khác hoặc ngắt lời người nói, bạn cần ghi lại những ý kiến quan trọng để không bị quên hoặc nêu ra những câu hỏi quá bất ngờ. Điều này làm cho người nói cảm nhận rằng bạn đang rất quan tâm đến những điều mà họ đang trình bày. Cố gắng hạn chế những hình vẽ hoặc nét chữ nguệch ngoạc, vì như thế người nói sẽ có cảm giác bị xúc phạm vì bạn không lắng nghe, không tôn trọng họ. Cần có một quyển sổ dành để ghi chép lại những thông tin họp hành. Cần nhớ ghi đủ ngày, tháng, mục đích, người duy trì cuộc họp… Việc ghi chép cẩn thận, quản lý một cách có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn, những phương hướng, kế hoạch cụ thể phù hợp nhất.
Các ý kiến
Chân thành khi nghe - Cần nhớ là con người có cảm giác và cảm xúc tốt nên rất dễ nhận ra người đối diện đang nghe chân thành hay nghe để mà nghe thôi. Nên cái nghệ thuật ở đây, tôi nghĩ rằng làm sao phải chân thành khi nghe.


Có câu nói: "Nói là gieo, nghe là gặt", mỗi chúng ta nên trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như kỹ năng lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe rất cần thiết trong đời sống bởi vì trước khi quyết định làm một việc gì đó chúng ta cũng cần thông tin để ra quyết định. Kỹ năng này rất cần thiết cho một người lãnh đạo, khi lắng nghe thì người lãnh đạo mới hiểu được nhân viên của mình đang nghĩ gì. Và mỗi con người chúng ta không thể hiểu hết các khía cạnh của cuộc sống và công việc nên chúng ta cần tập trung các ý kiến để tránh các sai lầm khi ra quyết định hoặc làm một việc gì đó. Và không ai thông minh bằng tất cả chúng ta hợp lại.

Nghệ thuật lắng nghe
Khi dc hỏi vì sao lắng nghe lại rất quan trọng, câu trả lời của các nhà lãnh đạo hầu hết có liên quan đến nhu cầu có dc chính xác thông tin từ nhân viên. Điều đó đúng nhuưng không phải là lý do chủ yếu .mối quan tâm của các nhà lãnh đạo chính là lắng nghe khiến nhân viên của họ thực sự tin rằng , sếp của hojquan tâm đến họ.
Một cách để nói rằng bạn thực sự quan tâm đến nhân viên và đánh giá cao quan điểm của họ là lắng nghe một cách chăm chú
Sau đây là 8 mẹo sẽ cải thiện khả năng lắng nghe của bạn :
- phát triển thái độ muốn lắng nghe : trở thành một người lắng nghe tốt bắt đầu bằng việc thể hiện thái độ tích cực với việc lắng nghe . nếu bạn ko biết lắng nghe , bạn sẽ để lỡ nhiều thông tin quý giá. Thậm chí nếu bạn ko cảm thấy thích việc lắng nghe, hãy nhớ rằng bạn có thể luôn luôn học được gì từ người khác và viej lắng nghe là một thành phần quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ đáng tin cậy. các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn muốn lắng nghe vì họ biết giá trị của việc học tập không ngừng. họ cũng biết rằng bạn không thể tiếp tục học nếu bạn không biết lắng nghe.
- Hẹn lại thời gian của cuộc trò chuyện nếu bạn không thể tập trung được: nếu bạn không thể toàn tâm toàn ý cho việc lắng nghe vì bất cứ lí do gì, hãy nói với người nói rằng bạn không thể nghe vào thời điểm này . bạn muốn thay đổi thời gian cho cuộc trò chuyện. hầu hết mọi người đều sẵn sàng với việc thay đổi thời gian. Thêm đó nhiều người sẽ bị ấn tượng với sự tập trung thực sự và với thực tế rằng bạn quan tâm tới việc thiết lập thời gian cho họ. khi bạn gặp người nói , bạn hãy chắc chắn loại bỏ tất cả những điềulàm bạn sao nhãng mất tập trung.
- Tập trung chú ý vào người nói: khi một người lắng nghe tôt là người tập trung vào người khác hơn là tập trung vào chính mình. Mục đích là để hiểu người khác . để làm được điều này, hãy chú ý hỏi những câu hỏi để có được sự rõ ràng và kiểm tra nhận thức của bạn về sự hiểu biết này. Tập trung vào người nói sẽ giúp bạn lắng nghe mà không bị gián doạn.
- Sử dụng các ký năng liên quan : một phần quan trọng của quá trình lắng nghe là để người nói biết rằng bạn thực sự thích thú. Đây là một số kỹ năng mà bạn có thể dùng
+duy trì sự liên hệ bằng mắt để thể hiện sự thích thú và để quan sát người đó
+ hướng vè phía trước để truyền đạt sự quan tâm và để hiểu thông điệp tốt hơn
+ ra khỏi bàn hoặc xóa bỏ bất kì rào cản nào
+ gật đầu để thể hiện bạn hiểu ý
+ mỉn cười khi người đó tỏ ra hóm hỉnh
+ giữ im lặng đừng cảm thấy bạn phải lấp đầy khỏang trống bằng lời nói của bạn khi người nói đang suy nghĩ
- các câu hỏi mở sẽ khiến cho cuộc trò chuyện diễn ra dẽ dàng hơn và đưa ra lời mời cho phần ứng lại . chúng cũng đễ cho người khác biết rằng suy nghĩ của người nói là quan trọng với bạn.
- sử dụng các cụm từ giải thích để làm cho dễ hiểu, sử dụng các cụm từ giải thích ngắn gọn thể hiện cho người nói rằng bạn đang lắng nghe và rằng bạn đang hiểu điều người nói nói. Nó cũng chắc chắn ràng cách hiểu thông điệp của bạn là đúng
- sử dụng các câu nói đối lại để chác chắn rằng bạn hiểu cảm xúc của người nói: những câu nói đối lại là những câu nói ngắn gọn mà phản ánh cảm xúc của người nói mà không thể hiện sự đồng ý hay bất đồng . mục đích của việc đối lại là để người nói biết rằng bạn hiểu người đó đang cảm nhận như thế nào về vấn đề
- tóm tắt lại cuộc trò chuyện: nhắc lại nững điểm chính đã dduocj thảo luận trong suốt quá trình nói chuyện. việc tóm tắt khiến cuộc nói chuyện gần gủi hơn. Có thể tóm lại các hành động cụ thể hoặc các thỏa thuận đã đưa ra trong cuộc trò chuyện



Suy ngẫm, Làm Người
Những chuyện đáng suy ngẫm

Nghệ Thuật Lắng Nghe Chỉ Trích

Việc đầu tiên hãy xét xem là lời chỉ trích có giá trị không ?
Không phải ai cũng chỉ trích bạn được, và không phải cái gì trên đời này đều có thể bị chỉ trích .
Nếu người tấn công là thầy bạn thì tốt nhất phải lắng nghe cái đã .
Lại nữa phải quan sát thái độ, gương mặt của người chỉ trích mình.
Nếu họ lộ vẻ xúc động, bối rối ... thì chính họ -- chứ không phải bạn -- đã có vấn đề.

Đừng quên những gì bạn không nói để trả lời đôi lúc quan trọng ngang hàng với những gì bạn đã nói.
Cuộc sống hàng ngày với biết bao biến động bất ngờ, có những niềm vui lẫn nỗi buồn khôn tả. Và chắc chắn không một ai là không mắc phải những khuyết điểm, những sai lầm to, nhỏ khác nhau. Khi bạn mắc phải khuyết điểm nào đó thì sự phê bình góp ý của mọi người đối với bạn là điều tất nhiên.

Nếu là người hiểu biết khôn ngoan, bình tĩnh và sáng suốt thì sẽ nhận ra rằng : Những lời phê bình thẳng thắn, trung thực chính là những lời nói vàng ngọc khiến cho mình ngày càng hoàn thiện hơn. Còn với những người có tính tự ái, bảo thủ cao và luôn tự mãn thì họ sẽ có những phản ứng không hay khiến cho mọi người ngại ngần, xa lánh họ. Và lẽ dĩ nhiên họ đánh mất lòng yêu mến và quý trọng của mọi người.
Vì vậy , khi phải đối mặt với những lời phê bình của người khác thì phải làm sao để ta không làm tổn hại đến nhân cách và nét dịu dàng đáng yêu vốn có hàng ngày của mình ?
Sau đây là vài lời khuyên về nghệ thuật lắng nghe chỉ trích :
*-Cố gắng mở lời sao cho người phê bình chịu ngồi xuống trò chuyện với mình , như thế sẽ làm dịu bầu không khí đang căng thẳng giữa hai người. Nếu điều kiện cho phép , bạn có thể rót mời họ uống một ly nước mát để giảm đi sự căng thẳng , nóng giận ; đồng thời cũng làm cho bản thân mình bớt nóng vội. Điều cần nhớ là hãy khoanh vùng phạm vi bị chỉ trích cho đúng.
*-Đừng biểu hiện ra sự buồn chán hay bất mãn dữ dội , cũng không nên giận dữ phản công trở lại hay bỏ đi trước những lời phê bình gay gắt. Nếu làm như vậy , vô tình bạn đã chứng tỏ mình là người không độ lượng.
*- Không nên bày tỏ thái độ đúng, sai , cảm ơn hay xin lỗi.... khi mà người phê bình mình chưa trình bày hết câu chuyện. Cần phải chú ý lắng nghe và phân tích một cách khách quan rồi mới đưa ra lời xin lỗi hay phản bác.
*- Không nên ngắt lời người phê bình mà ngược lại nên khuyến khích họ nói ra cho hết ý, hết lời. Như th , người phê bình thấy mình được tôn trọng và họ sẽ có những lời nói xác đáng, thận trọng hơn.
*- Không nên tranh luận kịch liệt với người phê bình mình mà ở nơi họ đang có tâm trạng phẫn kích. Điều này chẳng khác nào " đổ thêm dầu vào lửa ".
*- Đừng dùng những hình thức đồng ý không chân thật, mà hãy nêu lên ý kiến của đối tượng để chứng tỏ bạn là người biết lắng nghe, chân thành và cầu hòa. Làm như thế, bạn sẽ chiếm được nguồn tình cảm độ lượng và tha thứ của mọi người, cho dù bạn đang có khuyết điểm đáng chê trách.
Hãy bình tĩnh và lắng nghe.
Hãy kềm chế mọi xúc động và cố gắng nghe người đang phê bình bạn đang nói cái gì ?
Nếu cần, bạn hãy đặt câu hỏi để hiểu cho rõ hơn, gợi ý người phê bình bạn giúp bạn sửa chữa sai lầm bằng cách nào ?
Vì người phê bình có thiện ý bao giờ cũng có kèm theo " thuốc chữa " cho bạn .
Hãy hỏi : " Thế ông ( bà ) muốn tôi phải làm gì bây giờ ?
Một trong những luật lệ chủ yếu của nghệ thuật chỉ trích người khác là đừng bao giờ làm chuyện này trước đám đông .
Hãy để cho người bị chỉ trích nêu ý kiến và hãy lắng nghe ý kiến của họ.
Không nên chỉ trích ai dài quá 3, 4 câu và nên bắt đầu cho nhẹ nhàng, đừng có dội bão lửa lên đầu họ ngay lập tức .

Hãy phê bình trong vòng kín đáo, hãy cho người bị chỉ trích có cơ hội không bị mất mặt và chỉ nên chỉ trích khi nào sự chỉ trích chấm dứt trong một bầu không khí thân thiện.

Không nên để sự bực bội hay oán hờn tồn đọng sau khi bị chỉ trích xong .
Nhiều người phải lấy hết can đảm mới dám lên tiếng phê bình người khác. Cho nên họ hướng sự chỉ trích một cách hùng hồn vào sự kết án và quên đi nhiệm vụ ban đầu là phê bình nho nhỏ về một khuyết điểm nào đó .
Nghệ Thuật Lắng Nghe Để Xử Lý Xung Đột:
Lắng nghe là bí quyết tạo nên giải pháp cho xung đột. Tuy nhiên vấn đề trong xung đột không phải là việc người khác không lắng nghe quan điểm của bạn, mà là việc bạn không lắng nghe - thấu hiểu ý kiến của người khác.

Nghệ thuật lắng nghe đặc biệt hữu hiệu khi chúng ta giải quyết xung đột của người khác. Những nhà quản lý, lãnh đạo và quản trị nhân sự thường xuyên được yêu cầu - hay bắt buộc - làm trọng tài phân xử xung đột. Lắng nghe tạo nên vai trò của chúng ta như là một người trung gian đầy quyền lực, hướng tập thể và những giải pháp tích cực và thiết lập những mối quan hệ tốt, ngǎn ngừa những xung đột trong tương lai.
Và đây là trích dẫn những lời bình về cuốn sách này:

- Lắng nghe xung đột là một cuốn sách hướng dẫn hữu hiệu cách xử lý các mối quan hệ, có thể áp dụng tốt cả ở nhà lẫn trong những giao tiếp nơi công sở.

- Một quyển sách nên đọc đối với những nhà quản lý vàlãnh đạo. Nó cung cấp một nền tảng nhận thức chắc chắn mà mỗi cá nhân đều có thể áp dụng để giải quyết xung đột một cách tích cực.


Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật
TS. Nguyễn Chí Thuật
Tạp chí Tri Thức Trẻ
04:26' PM - Thứ ba, 23/02/2010
Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska, trong một bài viết của mình, đã có câu kết luận khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”.

Và bà đã kể lại câu chuyện có nội dung như sau: Bé trai Jasio mới trên dưới một tuổi đã có cô em gái mấy tháng. Bữa nọ Jasio lấy ngón tay chọc vào mắt em gái. Bố mẹ em hoảng quá vội vàng bế thốc em gái lên và mắng bé thậm tệ: “Mày không biết mày làm thế là chọc mù mắt em hay sao!". Tác giả câu chuyện đưa ra nhận xét: Jasio đâu phải là ông anh độc ác, nó chỉ muốn em gái mở mắt ra xem mắt em thế nào. Cũng như phần lớn trẻ em ở tuổi mình, Jasio coi tất cả mọi người quanh bé như những đồ vật để nó tiến hành các thí nghiệm thuần túy vật lý học: Thử xem có thể làm gì với những “đồ vật” đó, nên đẩy ngã, giật tóc, sờ nắn khắp nơi là chuyện bình thường.
Trẻ nhỏ không biết rằng người khác cũng có những trạng thái nội tâm nào đó. Thậm chí nếu chúng có phát hiện ra ở mọi người những cái mà đồ vật không có thì trong mười mấy tháng đầu đời chúng cũng không phân biệt được những cảm nhận, mong muốn của chính mình với trạng thái và mong muốn của người khác. Trẻ em luôn coi mình là chủ nhân của cả thế giới chúng đang sống, cho nên chúng coi tất cả các trạng thái tâm lý của người khác cũng giống hệt như các trạng thái của chúng. Nhà khoa học nổi tiếng người Thụy Sĩ, Jean Piaget, đã gọi hiện tượng này là tư tưởng trung tâm nhận thức. Bằng chứng rõ ràng nhất về tư tưởng này là việc làm của trẻ thể hiện trong trò chơi giấu - tìm. Một cậu bé ở tuổi lên ba lên năm giấu một vật gì đó, chẳng hạn như quả bóng hay con búp bê, ở chỗ cậu tự chọn cho mình (thí dụ trong đôi giầy của bố), một cậu bé khác, khi đó phải ở phòng bên cạnh, không nhìn thấy, có nhiệm vụ tìm ra đồ vật đã được bạn mình giấu đi. Nếu chúng ta hỏi: “Cháu nghĩ sao, bạn cháu sẽ đi tìm các thứ ấy ở đâu ?” thì những trẻ em ở vào độ tuổi lên sáu vẫn hầu như có cùng câu trả lời: trong đôi giầy của bố. Nói cách khác, trong giai đoạn phát triển nhất định của mình, trẻ không phân biệt được cách nhìn của mình với cách nhìn của đứa trê khác hay cách nhìn của người lớn khác. Nó luôn có cảm tưởng rằng người khác cũng nhìn thấy, cũng biết và trải nghiệm những cái giống y như nó, mặc dù các tình huống là hoàn toàn khác nhau. Quan sát phản ứng của những đứa trẻ cùng lứa tuổi bị coi là đồ vật (như việc em gái khóc do nó cố làm em mở mắt ra, hoặc tiếng kêu cũng những giọt nước mắt của bạn trai bị lấy mất quả bóng, bạn gái bị giật tóc), cũng như nhìn thấy phản ứng của người lớn trước những hành động mang tính thăm dò, phát hiện của chúng, trẻ dần dần học được một điều rằng những người khác cũng có sự cảm nhận và nhu cầu nào đó, rằng không phải bao giờ họ cũng muốn những em tưởng tự như chúng, rằng đôi khi chỉ đơn giản là cngười ta không nhìn ra cái mà chúng đang nhìn thấy. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em ở độ tuổi lên năm lên sáu đã biết làm theo nguyên tắc: “Ta sẽ nhìn thấy gì khi ta ở vị trí của bạn kia”’.
Dần dần từng bước, chúng ta học cách ly tâm, tức là chúng ta được chuẩn bị về mặt nhận thức vượt ra khỏi cái không gian của riêng mình, bước vào một không gian khác. Chúng ta có đủ khả năng vứt bỏ tư tưởng, trung tâm nhận thức. Nhưng liệu như vậy đã phải là chúng ta đang lớn dần, vượt ra khỏi nó chỉ một lần và vĩnh viễn, để rồi với tư cách người lớn, chúng ta sẵn sàng đi theo xu hướng phát hiện ra sự khác biệt ở người thứ hai đồng thời hiểu rõ quan điểm của người ấy không? Tại sao ở người lớn vẫn có chuyện ai đó không đủ khả năng vượt ra khỏi cái không gian nhỏ hẹp của mình? Có ba nhóm yếu tố có thể được coi là quan trọng nhất: Những vấn đè gặp phải với cái “tôi” cá nhân, với sự tự đánh giá mình và với nhận thức về giá trị bản thân, coi hình ảnh mình như một khuôn mẫu hay công cụ để hiểu người khác, lười biếng về mặt nhận thức, tức là thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc, không có ý chí và năng lực lắng nghe.
Thấu hiểu người khác là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.
Để có thể thấu hiểu người khác, cần phải thật sự quan tâm đến anh ta, phải dành cho anh ta khoảng thời gian nhất định của mình, phải có năng lực nhận thức và phải có nhiệt tình. Nhưng chúng ta có thể tập trung vào người khác thế nào được khi chúng ta còn bận bịu với bao suy nghĩ về các vấn đề của chính mình, khi bản thân chúng ta còn chưa biết được là mình thuộc loại thông minh hay đần độn, mình là người bạn tốt hay cũng chỉ là một kẻ xấu xa, đểu cáng, khi chính chúng ta còn chưa xoay xở được với bao thứ trách nhiệm được giao ở cơ quan, còn con cái chúng ta thì học hành chẳng đâu vào đâu ở trường? Trong rất nhiều công trình nghiên cứu xã hội học, người ta đã chỉ ra rằng phát hiện chính xác ở người khác (cả người quen cũ và người mới quen), những lầm lẫn trong việc gán nguyên nhân cho hành động của người thân nhất (vợ, chồng, cha, mẹ, con cái) thường có nguồn gốc ở những vấn đề liên quan đến việc tự đánh giá thấp bản thân. Chẳng hạn như các công trình nghiên cứu do bà Maria Jarymowicz và các cộng sự của bà tiến hành đã chỉ rõ rằng những người tự đánh giá mình thấp thì cũng đánh giá thiếu chính xác nhất xúc cảm của người khác, còn những người đánh giá tích cực, trung thực về bản thân mình thì bao giờ cũng hiểu người khác một cách đúng đắn nhất. Chưa hết, nếu những người đang trải qua nỗi khó khăn, buồn phiền liên quan trực tiếp đến bản thân mình được tác động để nâng cao những đánh giá vẻ bản thân thì về cơ bản họ sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước nhu cầu và những vấn đề đang gặp phải của người khác, họ hiểu thấu hơn những người kể trên.

Nghề nhân sự: Luôn luôn lắng nghe

09:10' AM - Thứ năm, 07/07/2005Tôi cần được nói !
"Casino" BCC tại khu du lịch Bình Quới hôm ấy gồm nǎm sòng bài. Mỗi sòng đều có luật chơi riêng nhưng có một nguyên tắc chung là không ai được trao đổi với ai dưới bất kỳ hình thức nào. Người chiến thắng ở sòng này được điều chuyển sang sòng khác để chơi tiếp ván bài mới với những người thua cuộc tại đây. Tất nhiên là phải chơi với cái luật lệ mà... ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu! Nǎm kẻ chiến thắng ở ván trước bỗng chốc trở nên "dị hình, dị tướng" khi không thể hòa nhập được với hoàn cảnh mới và luật lệ mới. Ngưười trầm tĩnh thì lẳng lặng úp bài từ bỏ cuộc chơi trong khi những thành viên khác vẫn say sưa với "canh bạc". Người sôi nổi hơn thì bị kích thích bởi có cái gì đó không đúng ở đây. Anh ta bắt đầu "giành giật" những lá bài của người khác, gạt hẳn cái luật mà mình không hiểu ấy sang một bên. Những người kiên nhẫn hơn thì tiếp tục chơi với một nỗ lực để thích nghi. Có người cứ chơi theo phán đoán riêng với tâm trạng "sóng ngầm đang chực chờ nổi dậy". Chỉ sau hai vòng luân chuyển, có kẻ đã phải la lên: "Tức quá, phải cho tôi nói!". Không để mất cơ hội, giảng viên Trần Hữu Đức, Giám đốc nhân sự Bệnh viện FV -Nam Sài Gòn, nói ngay: "Tôi tin các bạn sẽ nhớ rằng, cần phải để cho nhân sự của mình được nói".
Ông Đức lý giải, thường người mới đến công ty bao giờ cũng được phòng nhân ư cho xem các luật lệ, thậm chí "quán triệt" cả nếp vǎn hóa của công ty. Tuy nhiên, những "luật lệ bề nổi" ấy chỉ thể hiện khoảng 20% thực tế. Người cũ, nhiều nǎm kinh nghiệm nên đối với những điều dù có "kỳ lạ đến đâu", lâu ngày cũng trở thành bình thường, thậm chí quen thuộc. Nhưng đối với người mới, họ sẽ cảm thấy lạ lẫm, khó hiểu và bị ức chế nếu như họ không có một cơ chế để phản hồi hoặc không có môi trường thuận lợi để được kích thích phản hồi. Những ức chế này chính là những đợt sóng ngầm có nguy cơ bùng lên. Ông Đức nói rằng, bài học rút ra từ trò chơi này là quản trị phải dựa trên thông tin hai chiều, đưa "luật chơi" nhưng cũng phải thường xuyên lắng nghe phản hồi. Đó chính là cơ sở khách quan để xây dựng những quy định, những chính sách, tạo ra một môi trường làm việc ít xung đột và được cập nhật những yếu tố mới. Bài học thứ hai, theo ông Đức, chính là yếu tố thích hợp . Ông Đức nói : "Nhân sự mới không chỉ cần có kỹ nǎng làm việc mà còn phải thích hợp với vǎn hóa công ty".
Tôi cần có anh!
40 học viên là các cán bộ, nhân viên bộ phận nhân sự từ các công ty tiếp tục cuộc chơi mới. Họ được chia thành những tổ nhóm, mỗi người được cho biết mình đang mang một con số bí mật. Vẫn trong hoàn cảnh bị hạn chế truyền thông, từng nhóm phải sắp xếp những con số của nhóm mình theo trật tự từ nhỏ đến lớn. Ngay sau khi thành viên của mỗi nhóm vừa mới nhất trí với nhau về cách truyền thông riêng, còn chưa kịp sắp xếp đã nhận thêm một thông báo mới là mọi người đều bị bịt mắt.
Chà, làm sao biết được ai mang số nào để sắp xếp? Phương án ra dấu bằng tay của nhóm 1 coi như hoàn toàn phá sản. Phương án vẽ số lên tay của nhóm 2 có thể triển khai cho dù gặp nhiều khó khǎn. Trong sự hỗn độn ấy, một hiện tượng đáng yêu xuất hiện. Cô gái kia mới vừa cho biết chưa từng nắm tay một anh chàng xa lạ nào thì trong hoàn cảnh khó khǎn này lại đang giữ thật chặt, không muốn rời một chàng trai trong nhóm và vẽ lên bàn tay anh con số của mình. Cô đang cần được giúp đỡ vì cô không thể tự mình đứng đúng vị trí. Ơ' đằng kia, một anh chàng khác đang tích cực "rờ rẫm" từng người trong nhóm, đẩy người này sang trái, kéo người kia sang phải. Anh đã trở thành một "leader" hồi nào mà không biết. Mọi người trong khó khǎn nên cũng đành chấp nhận.
Sau trò chơi này, nhiều học viên cho biết họ đã nhận thức một cách sâu sắc hơn về tổ chức và vai trò của nhân sự trong việc tổ chức công ty. Tại đó, việc giao tiếp và trao đổi thông tin thật là vô cùng quan trọng. Mặt khác, vì mục tiêu chung, họ biết chấp nhận những nguyên tắc, những quy định của tập thể, chấp nhận người lãnh đạo và trong những hoàn cảnh mới. Ông Đức khuyên: " Từ góc độ người quản trị, khi lập kế hoạch thực hiện bao giờ cũng phải có các kế hoạch dự phòng để kịp trở tay khi môi trường kinh doanh biến động, nếu các bạn không muốn trở thành những kẻ gian lận thương mại".
Tôi hiểu theo cách của tôi
Theo sự hướng dẫn của ông Trần Hữu Đức, 40 tờ giấy trắng đều được gấp làm tư, sau đó xé đi một góc tờ giấy đã gấp. Tuy nhiên, khi mấy chục tờ giấy bung ra, có tờ lủng một lỗ to ở giữa, tờ thì khuyết đi hai cạnh, tờ bị mất đi bốn góc... Mỗi tờ một kiểu. Hoá ra, ông Đức đã hướng dẫn thiếu một chi tiết: xé góc nào? Ông Đức giảng giải :" Khi hướng dẫn công việc, nhân sự phải làm được phần việc giúp người tiếp thu sự hướng dẫn phác thảo được diện mạo của kết quả công việc. Việc này giúp sự truyền đạt tránh được việc gây ra hiểu lầm hoặc ngầm hiểu, khiến kết quả đi chệch hướng với mục tiêu". Thêm nữa, theo ông Đức, chính sự thông tin chuẩn xác, rõ ràng, dễ hiểu sẽ là cơ sở vững vàng cho việc đánh giá công việc.
"Những bài học rút ra từ các trò chơi này thật thú vị", một học viên nhận xét. Về phần BBC, ông Chiến cho biết, học qua trò chơi là một trong những phương pháp đào tạo của BBC. "Nghề nhân sự" là kết quả của ba nǎm tìm tòi, nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của công ty qua các chương trình đào tạo và tư vấn nhân sự, cũng là kết quả cuộc nghiên cứu "Chân dung giám đốc nhân sự Việt Nam" được thực hiện trong nǎm 2002 phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn, thu hút sự tham gia của hàng trǎm doanh nghiệp và các giám đốc nhân sự VN", ông Chiến nói.

Surprised

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết